Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết: “Hội thảo ICCSE-3 sẽ tiếp tục là cơ hội để các nhà khoa học, và những nhà nghiên cứu tính toán chia sẻ kinh nghiệm và các cơ hội nghiên cứu thực tế, mang lại lợi ích cho xã hội và tiếp nối các thành tựu của khoa học và công nghệ tính toán trên toàn thế giới. Mong rằng các em sinh viên, nghiên cứu viên sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thú vị và bổ ích từ các bài giảng của các nhà khoa học đầu ngành để có động lực phát triển cao hơn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tính toán”.
Hội thảo Quốc tế về Khoa học và Kỹ thuật Tính toán (ICCSE) hoạt động định kỳ 2 năm một lần được sáng lập và tổ chức lần đầu vào năm 2011. ICCSE-1 (2011) được tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM với 58 diễn giả, tác giả tham dự. ICCSE-2 (2014) với riêng diễn giả tầm cỡ Quốc tế đến TP.HCM tham dự chương trình đạt đến 54 người, đến từ Bắc Mỹ (Canada, Mỹ), Châu Âu (Bỉ, Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh) và Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam). Hội nghị có 89 bài thuyết trình và phiên triển lãm 48 poster của các tác giả trong nước và Quốc tế.
" alt=""/>TP.HCM tổ chức hội thảo quốc tế về khoa học và kỹ thuật tính toán lần 3Sáng nay, 18/10, Đoàn công tác Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với Sở TT&TT Vĩnh Phúc về tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở TTT&TT Vĩnh Phúc, hiện tỉnh có gần 100% các hệ thống thông tin dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị đã được di trú, cài đặt tích hợp, quản lý tập trung tại Trung tâm dữ liệu, được kết nối với nhau thông qua mạng WAN dựa trên hạ tầng của mạng TSLCD.
Mạng WAN được triển khai đến 34 cơ quan, đơn vị và cung cấp 2 dịch vụ chính là truyền số liệu và Internet; các cơ quan, đơn vị cấp xã, phường đều có đường truyền internet để truy cập. 95% cán bộ công chức cấp tỉnh, 85% cán bộ công chức cấp huyện, 35% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính.
" alt=""/>Địa phương mong có định mức chi phí cho công tác bảo đảm ATTT trong hoạt động của cơ quan, tổ chứcQualcomm vừa nộp đơn kiện tại Trung Quốc nhằm tìm lệnh cấm bán và sản xuất iPhone ở quốc gia này. iPhone là sản phẩm mang lại 2/3 doanh thu cho Apple, trong khi Trung Quốc là thị trường nước ngoài lớn nhất của “táo khuyết”. Trong đơn, Qualcomm tố cáo Apple vi phạm bản quyền do họ sáng chế mà không trả tiền. 3 bằng sáng chế trong tranh chấp không phải loại cơ bản, liên quan đến quản lý điện năng và công nghệ màn hình cảm ứng có tên Force Touch mà Apple đang dùng trên iPhone hiện nay. Chúng “là vài ví dụ trong nhiều công nghệ Qualcomm mà Apple dùng để cải tiến thiết bị và tăng lợi nhuận”.
Đáp trả đơn kiện, người phát ngôn Apple cho rằng trong nhiều năm thương thảo với Qualcomm, những bằng sáng chế này chưa bao giờ được thảo luận. Ông tự tin nỗ lực pháp lý mới nhất của Qualcomm sẽ thất bại. Theo nhà phân tích Mike Walkley, đây là bước đi tiếp theo của nhà sản xuất chip nhằm đưa Apple quay lại bàn đàm phán. Nó cũng cho thấy hai đối tác có khoảng cách như thế nào.
" alt=""/>Qualcomm muốn iPhone bị cấm bán tại Trung Quốc